Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

GIỚI THIỆU VỀ MÔN MẠNG THÔNG TIN

Chương 1 :Các khái niệm về mạng máy tính


I. Mạng máy tính:
1/Định nghĩa mạng máy tính:
 Mạng máy tính hay hệ thống mạng(tiếng Anh:computer network hay network system) , Được thiết lập khi có từ 2 máy vi tính trở lên kết nối với nhau để chia sẽ tài nguyên: máy in, máy fax, tập tệp tin, dữ liệu,.....
2/ Các mô hình mạng máy tính
Một máy tính trên mạng có một trong ba loại như sau:
Máy trạm(Client): không cung cấp tài nguyên mà chỉ sử tài nguyên từ mạng.
Máy chủ( Sever): cung cấp tài nguyên và cung cấp dịch vụ cho các máy trên mạng.
            Peer: Sử dụng tài nguyên và đồng thừi cung cấp tài nguyên cho mạng .
Dựa vào cấp mà các máy tính được vào mạng cũng như cách mà chúng tương tác với mạng và với nhau, mạng máy tính được chia làm ba mô hình cơ bản như sau:
Mô hình mạng trạm - chủ:Client-server): Các máy trạm được nối với các máy chủ, nhận quyền truy cập mạng và tài nguyên từ các máy chủ. Đối vơi Windows Sever 2000, Windows Sever 2003 các máy được tổ chức thành các miền (domain). An ninh trên các domain có một master domain controller) được gọi là PDC (Primary Domain Controller) và một PDC (Backup Domain Controller) để đề phòng trường hợp PDC gặp sự cố.
Mô hình mạng ngang hàng (Peer-to-Peer): Mô hình nay không có máy chủ, các máy trên mạng chia sẻ tài nguyên không phụ thuộc vào các máy khác trên mạng. Mạng ngang hàng thường được tổ chức thành các nhóm làm việc workgroup. Mô hình này không có quá trình đăng nhập tập trung, nếu đã đăng nhập vào mạng bạn có thể sử dụng tất cả tài nguyên trên mạng. Truy cập vào các tài nguyên phụ thuộc vào người chia sẻ các tài nguyên đó, do vậy có bạn có thể phải biết mật khẩu để có thể truy cập được tới các tài nguyên được chia sẻ.
            Mô hình lai (Hybrid): Mô hình này là kết hợp giữa Client - Sever và Peer - to Peer, phần lớn các mạng máy tính trên thực tế thuộc mô hình này.
Ttrong các mô hình mạng nối trên, mỗi mô hình có những ưu, nhược điểm riêng đối với từng chỉ tiêu đánh giá như: tính bảo mật thông tin, sự cài đặt, khả năng mở rộng mạng......
            II. Phân loại mạng máy tính:
Mạng cục bộ - LAN
            Mạng thành phố - MAN
 Mạng toàn cầu - GAN
Mạng diện rộng - WAN
Chương 2: Internet và dịch vụ thông tin
            
            I/ Các khái niệm cơ bản
            Giao thức TCP/IP ngày càng thể hiện rõ các điểm mạnh của nó quan trọng nhất là khả năng liên kết các mạng khác với nhau.
            Ngày 19/11/1997 internet chính thức xuất hiện tại Việt Nam đặt dưới sự quản lý duy nhất của VNPT
IV/ Các phần mềm duyệt WEB:
Là phần mềm ứng dụng cho phép người sử dụng xem và tương tác với các văn bản, hình ảnh, đoạn phim...Trình duyệt web đọc định dạng HTML để hiển thị...
V. Sử dụng các dịch vụ thông tin trên Internet:
5.3/ Dịch vụ tìm thông tin:
 Máy tìm kiếm thông tin hay còn được gọi với nghĩa rộng hơn là công cụ tìm kiếm...
Từ khóa: Được hiểu như một tổ hợp các từ của một ngôn ngữ nhất định được sắp xếp hay quan hệ với nhau thông qua các biểu thức logic mà công cụ tìm kiếm hỗ trợ.

GIỚI THIỆU VỀ THƯ VIỆN TỈNH AN GIANG


1. Lịch sử hình thành và phát triển Thư viện tỉnh An Giang.
Thư viện tỉnh An Giang được thành lập vào năm 1978, qua thời gian dài sử dụng, trụ sở xuống cấp, Thư viện lại ngày càng phát triển, diện tích không đủ sử dụng. Được sự quan tâm đầu tư của tỉnh, Thư viện tỉnh An Giang xây mới trụ sở tại số 16 Lê Triệu Kiết, phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, tọa lạc tại khu vực trung tâm hành chính của tỉnh. Có vị trí đẹp và thuận lợi cho bạn đọc đến sử dụng, trụ sở khang trang với diện tích sử dụng là 4.084m2.
Vốn tài liệu Thư viện có khoảng 240.000 bản sách, 1.000 đĩa, 300 tên báo, tạp chí, và có gần 70.000 CSDL. Kinh phí hoạt động hiện nay là 1.700.000.000 đồng /năm. Bao gồm ba phòng: Phòng Phục vụ Bạn đọc, phòng Nghiệp vụ, phòng Hành Chính tổng hợp. Riêng phòng Phục vụ Bạn đọc tổ chức phục vụ qua các phòng: Phòng Đọc tổng hợp, phòng Mượn, phòng Đọc Thiếu nhi, phòng Tra cứu – Địa chí – Ngoại văn, phòng Đọc điện tử, phòng Luân chuyển. Hàng năm có khoảng 1.300 bạn đọc đăng ký thẻ tại Thư viện và khoảng 250.000 - 267.000 lượt lượt bạn đọc đến Thư viện. Tổng số lượng sách, báo lưu hành lên đến 600.000 – 700.000 lượt/ năm. Số lượng bản sách mới được bổ sung từ 10.000 – 12.000 bản sách/ năm.
Nhân sự hiện nay gồm 33 người, trong đó có 01 thạc sỹ, 22 đại học, 02 cao đẳng, 02 trung cấp, 06 lao động phổ thông.
Cơ sở vật chất - trang thiết bị máy móc: Liên tục được trang bị theo hướng đồng bộ, hiện đại gồm hệ thống các phòng phục vụ và làm việc của cán bộ: phòng đọc tổng hợp gồm 140 chỗ ngồi, phòng thiếu nhi 80 chỗ ngồi, … Hệ thống thiết bị Thư viện gồm giá sách, bàn ghế, máy tính, điều hoà...Thư viện đã từng bước hiện đại hoá nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí cho mọi tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học công nghệ, kinh tế, văn hóa phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.    
2 Vị trí chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thư viện tỉnh An Giang.
2.1 Vị trí chức năng.
Thư viện tỉnh An Giang do Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An Giang thành lập, là đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch An Giang. Có chức năng thu thập, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng chung các tài liệu xuất bản tại địa phương và nói về địa phương. Các tài liệu trong nước và ngoài nước, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu xây dựng và phát triển địa phương về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thư viện tỉnh An Giang có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước tỉnh An Giang và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn.
- Xây dựng quy hoạch phát triển, kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn của Thư viện, trình Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch An Giang, tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đọc được sử dụng vốn tài liệu Thư viện, thông qua các hình thức đọc tại chỗ, mượn về nhà hoặc phục vụ ngoài Thư viện phù hợp với nội quy Thư viện.
- Xây dựng và phát triển vốn tài liệu phù hợp với đặc điểm tự nhiên - kinh tế - văn hóa của địa phương và đối tượng phục vụ của Thư viện.
- Tổ chức và thực hiện công tác tuyên truyền giới thiệu rộng rãi vốn tài liệu Thư viện đến mọi người. Đặc biệt là tài liệu phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở địa phương, xây dựng phong trào đọc sách, báo trong nhân dân địa phương.
- Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm Thông tin – Thư mục, thông tin có chọn lọc phù hợp với chức năng nhiệm vụ và đối tượng phục vụ của Thư viện.
- Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động Thư viện ở địa phương, xây dựng và phát triển mạng thông tin Thư viện của hệ thống Thư viện công cộng.
- Tổ chức hoạt động, dịch vụ có thu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và phù hợp với quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn tổ chức Thư viện, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho người làm công tác Thư viện. Tổ chức luân chuyển sách, báo, chủ trì phối hợp về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ với các Thư viện khác của địa phương.
- Thực hiện báo cáo định kỳ tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, năm và báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động của Thư viện với Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch An Giang, Vụ Thư viện, TVQGVN.
- Quản lý tổ chức, cán bộ, tài sản theo phân cấp và quy định của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch giao.
3. Người dùng tin.
Đối tượng phục vụ của Thư viện tỉnh An Giang người đọc trong nước và nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại địa phương, đặc biệt là cán bộ công chức của các cơ quan Đảng và Chính quyền. Cán bộ của tổ chức chuyên môn, người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập, chỉ đạo sản xuất, doanh nhân và nhà sản xuất. Nhu cầu người đọc rất đa dạng, do thành phần, trình độ chuyên môn cao, thấp khác nhau nên nhu cầu tin cũng khác nhau.
4. Công tác chuyên môn nghiệp vụ.
Cùng với hệ thống Thư viện công cộng trong cả nước, Thư viện tỉnh An Giang ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn nghiệp vụ từ những năm 1993, xây dựng CSDL trên phần mềm CDS/ISIS. Phần mềm này có hạn chế là chỉ nhập dữ liệu thư mục, tra cứu thông tin, không quản lý được các loại nguồn lực thông tin khác.
Thư viện tỉnh An Giang cần kiểm soát và quản lý nguồn lực thông tin hiện có và sẽ có, để phục vụ tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Vì thế, tháng 6/2006 Thư viện tỉnh An Giang sử dụng phần mềm quản lý Thư viện Ilib 3.6 với biểu ghi MARC21.
Các chu trình xử lý tài liệu do phòng Nghiệp vụ Thư viện tỉnh An Giang đảm trách thực hiện theo đúng chuẩn nghiệp vụ hiện hành: ISBD, MARC21, DDC. Hiện nay, Thư viện tỉnh An Giang chưa triển khai thực hiện biên mục theo AACR2 vì còn nhiều ý kiến chưa thống nhất. Dự kiến sẽ thực hiện vào đầu năm 2012. Thư viện tỉnh An Giang tổ chức hình thức phục vụ bạn đọc chủ yếu theo dạng kho mở.